PHƯƠNG PHÁP DUY TU, SỬA CHỮA MẶT ĐƯỜNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Trong công cuộc phát triển kinh tế, mạng lưới giao thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, theo thời gian, các yếu tố bên ngoài không ngừng gây hỏng hóc cho bề mặt các con đường. Trong bài viết này, hãy cùng HNUD tìm hiểu các phương pháp duy tu, sửa chữa mặt đường đúng cách và một số lưu ý khi thi công.
-
Khi nào thì cần duy tu, sửa chữa mặt đường?
Khi con đường bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của sự hư hỏng, việc duy tu và sửa chữa là vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ đảm bảo cảnh quan môi trường mà còn giúp bảo vệ an toàn cho người tham gia giao thông. Dưới đây là một số dấu hiệu hỏng hóc thường gặp:
– Bề mặt bị nứt như nứt rạn mai rùa, nứt lưới lớn, nứt đơn dọc và ngang, nứt phản ánh và nứt parabol với các nguyên nhân khác nhau tùy theo mức độ.
– Hư hỏng bề mặt bê tông nhựa gồm: chảy nhựa mặt đường; đẩy trồi nhựa, dồn nhựa thành vệt dọc hoặc vệt ngang đường; bong tróc và bong bật mặt đường. Nếu không sửa chữa kịp thời sẽ phát triển thành ổ gà.
– Hư hỏng lớp mặt bê tông nhựa như ổ gà, nứt vỡ mép mặt đường phần xe chạy được đánh giá theo đường kính và độ sâu ổ gà.
– Biến dạng mặt đường bê tông nhựa cụ thể là lún lõm cục bộ, lồi lõm theo hướng xe chạy, hằn lún do tác động của bánh xe hay chênh lệch giữa mặt đường và lề đường.
Các loại hình hư hỏng này làm mất thẩm mỹ và gây trở ngại cho người đi đường. Do đó, cần phải sửa chữa bề mặt đường ngay từ khi có các dấu hiệu nhỏ để giảm thiểu rủi ro cho sau này.
-
Các phương pháp duy tu, sửa chữa mặt đường
Tùy theo các dạng hư hỏng của mặt đường mà có cách sửa chữa tương ứng.
2.1. Bề mặt bị nứt
Xét theo cường độ kết cấu nền và độ bám dính giữa lớp trên và lớp dưới của bề mặt mà có các giải pháp khác nhau. Nếu nứt nhỏ, ta có thể trám và vá trong quá trình bảo dưỡng thường xuyên. Đối với nứt lớn do kết cấu không đủ cường độ hoặc nền bị yếu, thì việc đào sâu, xử lý nền, và thi công lại lớp bê tông nhựa là cần thiết.
Trong trường hợp nứt theo hình dạng parabol do liên kết kém, cần loại bỏ phần bị nứt, xử lý lớp dính, và thi công lại lớp bê tông nhựa. Nếu nứt xuất phát từ kết cấu không đủ cường độ, việc gia cố lại nền và móng trước khi thi công lại lớp bê tông nhựa ở phía trên là đúng đắn.
2.2. Hư hỏng bề mặt bê tông nhựa
Đối với các trường hợp xuất hiện ổ gà, vá là biện pháp tốt nhất. Để vá các vết nứt và ổ gà trên mặt đường, ta có thể sử dụng đá dăm thấm nhập nhựa hoặc đá dăm láng nhựa nóng, hỗn hợp đá trộn nhựa pha dầu (đá đen) hoặc bê tông nhựa nguội. Sự lựa chọn vật liệu và quy trình thực hiện sửa chữa phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của mỗi vết nứt và ổ gà, đảm bảo sự ổn định và an toàn khi thi công mặt đường.
2.3. Biến dạng mặt đường bê tông nhựa
Các vết lún lõm cục bộ trên mặt đường được sửa chữa tùy thuộc vào chiều sâu của vết lún:
– Chiều sâu lún lõm ≤ 8 cm: Xử lý tương tự như trường hợp vá ổ gà, vá vỡ mép mặt đường bằng hỗn hợp đá trộn nhựa pha dầu hoặc BTNN hoặc vá ổ gà bằng đá dăm thấp nhập nhựa nóng.
– Chiều sâu lún lõm > 8 cm: Xử lý bằng đá dăm tiêu chuẩn láng nhựa 3 lớp dưới hình thức nhựa nóng, lượng nhựa 4,5 kg/m2 (theo TCVN 8863:2011).
– Các vết lún lõm cục bộ trên mặt đường bê tông nhựa được sửa chữa bằng hỗn hợp đá trộn nhựa pha dầu hoặc BTNN.
Đối với các vết vỡ sâu hơn hoặc trên mặt đường đá dăm láng nhựa hoặc thấm nhập nhựa, việc sử dụng đá dăm thấm nhập nhựa nóng là giải pháp phù hợp.
-
Những lưu ý khi sửa chữa mặt đường
Duy tu, sửa chữa mặt đường có nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào loại hình hư hỏng. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề để đảm bảo thi công đúng cách và hiệu quả.
- Đánh giá tình trạng
Trước khi thực hiện công việc thi công, cần phải đánh giá tình trạng hư hỏng của mặt đường. Xác định tình trạng mặt đường là kiểm tra loại hình, nguyên nhân gây hư hỏng và mức độ, phạm vi cần sửa chữa. Điều này sẽ giúp việc lựa chọn phương pháp sửa chữa và lên kế hoạch ngân sách một cách đúng đắn, hạn chế tổn thất ngân sách vào những sai sót không đáng.
Bên cạnh đó, cũng nên tham khảo trước điều kiện thời tiết để kết quả được như mong đợi. Không nên thi công những ngày mưa, gió, hay nhiệt độ ẩm quá cao.
- Ngân sách
Lên kế hoạch ngân sách hợp lý tùy vào tình trạng hư hỏng của mặt đường. Kế hoạch chặt chẽ sẽ đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ và chất lượng mà không làm tổn thất nguồn lực cần thiết.
- Vấn đề môi trường
Trong quá trình sửa chữa, vấn đề môi trường là không thể bỏ qua. Cần sử dụng vật liệu đạt chuẩn (nên dùng vật liệu tái chế để bảo vệ môi trường) và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định theo tiêu chuẩn của Pháp luật về thi công mặt đường.
Ngoài ra, quản lý chất thải bằng cách thu gom, phân loại, và xử lý chất thải xây dựng đúng cách, tưới nước để giảm bụi bẩn và kiểm soát tiếng ồn khi thi công trong các khu vực dân cư. Các nhà thầu và chính quyền địa phương nên chọn phương pháp thi công phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường xung quanh.
Kết luận
Bài viết trên đã giới thiệu một số phương pháp duy tu, sửa chữa mặt đường dựa theo các tình trạng hư hỏng thường gặp cùng những lưu ý quan trọng khi thi công. Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng mặt đường định kỳ cũng là một trong những biện pháp cần thiết giúp duy trì tuổi thọ của con đường và sự an toàn cho người tham gia giao thông.
HNUD tự hào một đơn vị chuyên cung cấp các loại bê tông như bê tông nhựa nóng Asphalt, bê tông nhựa nóng… Chúng tôi không chỉ đơn thuần là một nhà cung cấp, mà còn là đối tác đáng tin cậy của khách hàng, với cam kết luôn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất thông qua các sản phẩm và dịch vụ chất lượng hàng hàng đầu.
Thông tin liên hệ
Truy cập ngay Website https://betongnhuaasphalt.com/ để được tư vấn cụ thể về giá bê tông Asphalt nhé!
Xem thêm về đơn vị thi công trải nhựa đường: Tại đây
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI HNUD
VPGD: 475 Kim Ngưu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 094.292.1668
Email: hnud.jsc@gmail.com
Fanpage: Công Ty Cổ Phần Phát Triển Đô Thị Hà Nội:
https://www.facebook.com/HNUDJSC/