BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN

Đường giao thông nông thôn là hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng ở nước ta. Cùng tìm hiểu các biện pháp thi công đường giao thông nông thôn qua bài viết dưới đây.

2

Thi công đường giao thông nông thôn

Quy định thiết kế

Đường nông thôn là tuyến giao thông huyết mạch góp phần nâng cao và cải thiện đời sống người dân. Để thi công đường giao thông nông thôn, chủ đầu tư cần tuân thủ các quy định thiết kế sau đây:

  • Việc thi công đường giao thông nông thôn cần đáp ứng nhu cầu về đi lại tại địa phương đó. Đồng thời, xem xét định hướng phát triển lâu dài về kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương.
  • Xây dựng tuyến đường mới phải kết hợp chặt chẽ với mạng lưới giao thông cũ, hệ thống dây điện và mạng thông tin hữu tuyến.
  • Hệ thống đường GTNT được phân thành 4 cấp kỹ thuật A, B, C và D. Cấp A, B và C áp dụng đối với đường có ô tô chạy qua. Cấp D áp dụng đối với đường không có ô tô chạy qua.
  • Đối với những khu vực có kinh tế phát triển, chủ đầu tư có lựa chọn tuyến đường cấp VI, V hoặc IV trong TCVN 4054:2005. Để lựa chọn các tuyến đường trên, ta dựa vào 2 thông số lưu lượng xe ≥ 200 xqđ/nđ và xe có tải trọng trục từ lớn hơn 6000 Kg đến 10000 Kg chiếm trên 10 % tổng số xe lưu thông trên tuyến.

Yêu cầu thiết kế

Dưới đây là một số yêu cầu thiết kế chủ đầu tư cần chú ý khi thi công đường giao thông nông thôn:

  • Những tuyến đường thi công phải đảm bảo sở hữu địa hình hợp lý, áp dụng các tiêu chuẩn về mặt cắt ngang, cắt dọc, bình đồ.
  • Các tuyến đường thi công cần chú ý duy trì cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường và cảnh quan xung quanh. Tuyệt đối không được xâm phạm những công trình, di tích lịch sử của địa phương.
  • Các tuyến đường thi công tại thị trấn, các khu dân cư đông đúc phải đi ven, không được cắt ngang, tránh tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông.

Yêu cầu thiết kế mặt cắt ngang

Mặt cắt ngang gồm các yếu tố như: chiều rộng mặt đường, nền đường; làn đường vượt xe; lề đường; rãnh biên (nếu có).

Với mặt đường cấp C, chủ đầu tư phải chọn vị trí thích hợp để xe tránh nhau khi ngược chiều. Khoảng cách các vị trí được thiết kế tùy thuộc vào lượng xe lưu thông và địa hình thực tế. Chiều rộng của nền đường được mở thêm 2-3m, chiều dài mở rộng 10-15m.

Yêu cầu thiết kế nền đường

Tùy vào các điều kiện tự nhiên như địa hình, vật liệu, địa chất vùng, chủ đầu tư phải thiết kế tuyến đường đảm bảo độ ổn định, giữ được các kích thước tuyến đường. Đồng thời, đảm bảo tuyến giao thông đủ cường độ để chịu các tác động của thiên nhiên và trọng tải xe lưu thông.

Nền đường được thiết kế đảm bảo không phá hoại sự cân bằng vốn có của tự nhiên. Đồng thời, không tác động đến môi trường xung quanh và các công trình xây dựng xung quanh. Không xây nên đường tại các khu vực đất yếu, dễ sạt lở. Nếu bắt buộc phải xây dựng tại các khu vực đó, cần có thiết kế đặc biệt để phù hợp với địa hình.

Khi hoàn thành thiết kế nền đường, độ dốc ngang đạt chuẩn ở hai phái là 4% – 5%. Độ chặt của nền đường không được nhỏ hơn 90%. Với những tuyến đường rải mặt nhựa ở trên, độ chặt yêu cầu sau khi lu lèn là 93% – 95%.

Yêu cầu thiết kế mặt đường

Mặt đường là bộ phận chịu tác động trực tiếp của hệ thống giao thông. Khi thiết kế mặt đường, cần đảm bảo độ bền để chịu được tác động từ các loại xe lưu thông và tác động từ thời tiết.

Mặt đường thiết kế có độ bằng phẳng, không đọng nước để xe dễ dàng di chuyển. Để mặt đường không bị phủ nước, chủ đầu tư có thể thiết kế rãnh xương các ở trên lề đường thường là 50m. Rãnh xương cá có hình thang, với đáy lớn 50cm, đáy nhỏ 30cm. Vật liệu dùng để làm rãnh xương cá thường là đá dăm với kích thước 1cm – 4cm.

Độ dốc ngang đạt yêu cầu từ 2% đến 4%, phần lề đường từ 4% đến 5%.

Tùy vào cấp hạng kỹ thuật, điều kiện kinh tế, chủ đầu tư có thể sử dụng mặt đường một hoặc nhiều lớp. Ví dụ: mặt đường cấp phối đá dăm láng nhựa, xi măng găm đá láng nhựa, đá gia cố xi măng láng nhựa, bê tông nhựa, bê tông xi măng… Chủ đầu tư cần tuân thủ các quy định hiện hành khi áp dụng các thiết kế mặt đường này trong thi công tuyến đường giao thông nông thôn.

thi cong duong giao thong nong thon 1 min

Thi công đường giao thông nông thôn

Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công đường giao thông nông thôn

Các tuyến đường giao thông phải thiết kế sao cho đảm bảo độ ổn định của nền đường. Song chịu được cường độ tác động của hệ thống giao thông và các yếu tố tự nhiên.

Việc thi công đường giao thông nông thôn không được phá hoại sự cân bằng của tự nhiên, không gây tác động đến môi trường sống. Đồng thời, không làm ảnh hướng đến các công trình lân cận.

Ttuyến đường tại những nơi ven sông, cống, cầu cần được thiết kế cao hơn mức ngập nước ít nhất 0.5m.

Đối với nền đường không đào đắp, các rãnh thoát nước cần được thiết kế ngay hai bên mặt đường. Thiết kế chân mái nền đường cách các rãnh dẫn nước ít nhất 1m. Các đỉnh mái và đường đào phải cách rãnh nước ít nhất 5m.

Thiết kế các biện pháp phòng hộ, gia cố cho tuyến đường theo địa chất, thủy văn. Tránh tình trạng hư hỏng và sạt lở.

thi cong duong giao thong nong thon min

Thi công đường giao thông nông thôn

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về thi công đường giao thông nông thôn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích đến bạn đọc.

Liên hệ với HNUD để được tư vấn và báo giá dịch vụ qua thông tin sau:

Địa chỉ : Ngõ 191 Minh Khai, Phường Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

VPGD: Tầng 5 số 475 Kim Ngưu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline : 094.292.1668

Email : hnud.jsc@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/HNUDJSC

Xem thêm các dự án của HNUD tại đây: https://betongnhuaasphalt.com/du-an/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

094.292.1668