Đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu về bê tông nhựa sẽ không thể tránh khỏi việc không thể phân biệt các loại bê tông nhựa khác nhau. Và trong cách phân loại của vật liệu này, chắc hẳn bạn đã nghe qua thuật ngữ bê tông nhựa chặt hay bê tông nhựa C12.5, bê tông nhựa C19 và bê tông nhựa C9.5. Hãy cùng HNUD giải đáp ngay nhé.
Chi tiết các loại bê tông nhựa C12.5, C19 và C9.5
Bê tông nhựa chặt là gì?
Bê tông nhựa chặt hay còn gọi là bê tông nhựa nóng được sản xuất bằng cách đốt nóng chảy nhựa đường. Sau đó được trộn với vật liệu phụ gia đã được rang khô để loại bỏ hết hơi ẩm trước khi trộn. Hỗn hợp sản phẩm được trộn ở nhiệt độ 140 – 160 độ C.
Bê tông nhựa chặt là một cách phân loại bê tông nhựa dựa trên tiêu chí độ rỗng dư, HNUD đã có bài viết về các tiêu chí phân biệt bê tông nhựa, các bạn có thể tham khảo tại mục tin tức.
Dựa trên độ rỗng dư mà bê tông nhựa được phân loại như sau:
- Bê tông nhựa chặt: độ rỗng dư từ 3- 6%
- Bê tông nhựa rỗng: độ rỗng dư từ 6 – 10%
- Bê tông thoát nước: độ rỗng dư từ 20 – 25%
Ngoài ra, căn cứ theo cỡ hạt danh định lớn nhất trong quy định về phân loại bê tông nhựa, các thành phần cấp phối cỡ hạt, bê tông nhựa nóng còn được phân loại thành:
- Bê tông nhựa C9.5 tương ứng với bê tông nhựa chặt hạt nhỏ C10
- Bê tông nhựa C12.5 tương ứng với bê tông nhựa chặt hạt nhỏ C15
- Bê tông nhựa C19 tương ứng với bê tông nhựa chặt hạt trung C20
Trọng lượng riêng của bê tông nhựa nói chung sẽ từ 2350 – 2500kg/ m3.
Bê tông nhựa chặt là gì?
Bê tông nhựa C9.5 là gì?
Bê tông nhựa C9.5 là bê tông nhựa nóng, hạt mịn. Nó có kích thước hạt danh định lớn nhất là 9.5mm. Loại bê tông này được phối trộn từ cốt liệu như đá dăm, cát, bột khoáng và chất kết dính (nhựa đường 60/70).
Bê tông nhựa C9.5 thường được dùng cho việc làm mới, nâng cấp, sửa chữa mặt đường ô tô, bến bãi, đường phố, quảng trường.
Bê tông nhựa C9.5 là gì?
Bê tông nhựa C12.5 là gì?
Tương tự như bê tông nhựa C9.5, bê tông nhựa C12.5 cũng là bê tông nhựa nóng và phối trộn từ cốt liệu với chất kết dính. Cỡ hạt danh định lớn nhất của loại bê tông này là 12.5mm, hạt mịn.
Trọng lượng riêng của bê tông nhựa C12.5 là 2.4 – 2.5 tấn/ m3.
Thiết kế cấp phối bê tông nhựa C12.5 phải đảm bảo cấp phối hỗn hợp cốt liệu nằm trong giới hạn quy định tại bảng tỉ lệ phối trộn (tham khảo bảng tỉ lệ tại bài viết chi tiết về bê tông nhựa C12.5 trên website chính thức của HNUD). Trong đó, đường cong cấp phối cốt liệu phải đều đặn, không được thay đổi từ giới hạn dưới của một cỡ sàng lên giới hạn trên của cỡ sàng kết tiếp và ngược lại.
Bê tông nhựa C12.5 là gì?
Bê tông nhựa C19 là gì?
Bê tông nhựa C19 là bê tông nhựa nóng, hạt trung, với cỡ hạt danh định lớn nhất là 19mm.
Bê tông nhựa C19 là vật liệu dùng làm lớp áo đường mềm khá phổ biến trong xây dựng đường giao thông Việt Nam. Như đường tỉnh lộ, huyện lộ, đường đô thị, đường nội bộ khu công nghiệp, sân bay, bến bến cảng…
Trọng lượng riêng của bê tông nhựa C19 là 2355 – 2505kg/ m3.
Bê tông C19 là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của bê tông nhựa nóng
Thông qua các thông tin ở trên, bạn đã có thể hiểu sơ lược về bê tông nhựa chặt, bê tông nhựa C9.5, bê tông nhựa C12.5 và bê tông nhựa C19. Chúng đều là bê tông nhựa nóng và có những ưu điểm cũng như nhược điểm trong quá trình sử dụng.
Ưu điểm:
- Có khả năng chịu tải trọng động, chịu lực nén, chịu va đập tốt
- Khả năng chống mài mòn cao và hạn chế phát sinh bụi trong quá trình hoạt tải di chuyển
- Dễ dàng thi công, tạo độ bằng phẳng và cảm giác đi lại trên bề mặt êm
- Hạn chế được tiếng ồn trên các mặt cầu đường với lưu lượng xe cơ giới qua lại
- Dễ dàng bảo trì và linh hoạt trong việc thi công sửa chữa trực tiếp trên bề mặt lớp cũ
- Bề mặt đường giao thông bằng bê tông nhựa nóng có tính thẩm mĩ cao
Nhược điểm:
- Do bê tông nhựa nóng màu sẫm vì vậy hạn chế tầm nhìn vào ban đêm. Tuy nhiên, vấn đề này thường được xử lý bằng hệ thống biển báo, vạch chỉ đường, lan can có phản quang.
- Khi nhiệt độ ngoài trời cao mặt đường bằng bê tông nhựa nóng giảm cường độ. Đồng thời mặt đường loại bê tông này hấp thụ nhiệt khá cao làm cảm giác nóng bức càng tăng lên.
- Trong điều kiện nước đọng thời gian dài cũng làm ảnh hưởng đến bề mặt. Giảm cường độ và có thể dễ bị xói mòn.
- Bề mặt đường dễ bị trơn trượt nếu ma sát kém trong thời tiết ẩm ướt.
- Trong trường hợp sửa chữa không đúng quy trình. Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt mưa gió lâu ngày rất dễ làm hỏng đường. Việc này dấn đến phải sửa chữa, chắp vá bề mặt đường thường xuyên.
Ưu điểm và Nhược điểm
Kết luận
Như vậy, bạn đã có cái nhìn khái quát hơn về bê tông nhựa chặt và các loại bê tông nhựa kể trên. Không thể phủ nhận bê tông nhựa nóng mang lại rất nhiều lợi ích to lớn, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam, nâng cao đời sống và phát triển kinh tế bằng những công trình giao thông tốt và bền vững. Nếu bạn có thêm bất kì thắc mắc nào về bê tông nhựa nóng, hãy liên hệ ngay với đội ngũ HNUD để được tư vấn chi tiết hơn.